CẨM NANG  Cẩm nang SEO

Địa chỉ website là gì? Hưỡng dẫn đặt địa chỉ web chuẩn 2024

20:40 | 07/12/2023

Bạn có biết địa chỉ website là gì không? Các thành phần của một địa chỉ website gồm những gì? Đặt địa chỉ website như thế nào là hợp lệ và cần lưu ý những gì? Vinalink sẽ giải đáp chi tiết A-Z trong bài viết dưới đây. Tìm hiểu ngay!

 

Khái niệm Địa chỉ website là gì? 

Địa chỉ website (thuật ngữ chuyên ngành là tên miền) còn gọi là domain, là dòng chữ mà người dùng nhập vào các trình duyệt tìm kiếm để truy cập vào website của bạn. Mỗi website đều có một domain riêng, rõ ràng, dễ nhớ và không trùng lặp với bất kỳ website nào khác. Ví dụ về địa chỉ website: https://vinalink.com/.

Các thành phần của một địa chỉ website

Các thành phần của một địa chỉ website

 

Một địa chỉ website thường gồm các thành phần sau: 

  • Giao thức (địa chỉ IP): Là phần đầu tiên của địa chỉ website giúp xác định cách thức mà trình duyệt của bạn xử lý dữ liệu và có những loại kết nối nào được thiết lập. Giao thức sẽ được ngăn cách với phần còn lại của địa chỉ website bằng dấu hai chấm “:”. Có hai giao thức phổ biến nhất là giao thức truyền siêu văn bản (HTTP) giúp người dùng truy cập vào các trang web bảo mật (HTTPS), và giao thức truyền tệp (FTP) dùng để gửi email và truyền tệp.
  • Tên miền: Là phần nằm ngay sau giao thức và nằm trước dấu gạch chéo “/”. Thông thường, các doanh nghiệp thường sử dụng tên thương hiệu của chính mình để làm tên miền, giúp người dùng dễ nhớ và truy cập khi cần. Tên miền thường được chia thành các cấp, cách nhau bởi dấu chấm “.”. Cấp cao nhất là phần mở rộng của tên miền, ví dụ như .com, .net, .org, .vn, ... Cấp thấp hơn là tên miền cấp hai, ví dụ như vinalink, google, facebook, youtube, ... Có thể có thêm các cấp phụ nằm trước tên miền cấp hai, ví dụ như www, mail … 
  • Đường dẫn: Là phần nằm sau tên miền, cho biết trình duyệt sẽ mở tệp hay thư mục nào và đường dẫn có phân biệt chữ hoa, chữ thường. Nếu không có đường dẫn được chỉ định thì web sẽ hiển thị tệp "index.html" hoặc "trang chủ".

Ví dụ: Địa chỉ website: https://vinalink.com/thiet-ke-website/ có thành phần như sau: 

  • Giao thức: https
  • Tên miền: vinalink.com
  • Đường dẫn: thiet-ke-website

Địa chỉ của website có tác dụng gì?

Địa chỉ của website có tác dụng gì?

 

Địa chỉ của website có nhiều tác dụng quan trọng, như:

  • Giúp người dùng có thể truy cập vào website một cách dễ dàng, nhanh chóng: Người dùng chỉ cần gõ địa chỉ website vào thanh tìm kiếm của trình duyệt hoặc nhấn vào các liên kết trên các trang web khác là có thể truy cập vào website. 
  • Giúp tạo hệ thống email theo tên miền cho doanh nghiệp: Bạn có thể tạo hệ thống các email theo tên miền như [email protected], [email protected], [email protected] … giúp các hoạt động của công nghiệp trở nên chuyên nghiệp hơn. 
  • Giúp tiếp cận và mở rộng thị trường qua Google: Doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng chỉ bằng một click chuột. Doanh nghiệp cũng sẽ tiếp cận được khách hàng ở mọi lúc, mọi nơi, không bị giới hạn gì. 

Cách đặt địa chỉ của website hợp lệ

Để đặt địa chỉ của website hợp lệ, bạn cần tuân thủ các quy tắc sau:

  • Thứ tự: Địa chỉ website phải bắt đầu bằng giao thức, sau đó là tên miền, sau đó là đường dẫn (nếu có).
  • Ký tự: Địa chỉ website phải không có khoảng trắng hoặc các ký tự đặc biệt khác như !, @, $, %, ^, &, *, (, ), v.v. Nếu có, bạn phải thay thế chúng bằng mã hóa phần trăm (percent-encoding), ví dụ như %20 cho khoảng trắng, %21 cho !,  … 
  • Tên miền: Địa chỉ website phải có tên miền hợp lệ, tức là đã được đăng ký và duy trì bởi một tổ chức quản lý tên miền. Bạn không thể sử dụng một tên miền ngẫu nhiên hoặc chưa được cấp phép.
  • Đường dẫn: Địa chỉ website phải có đường dẫn hợp lệ, tức là trỏ đến một trang web hoặc một tài nguyên tồn tại trên máy chủ. Bạn không thể sử dụng một đường dẫn ngẫu nhiên hoặc không có nội dung.
Bài viết tham khảo:

Lưu ý cài đặt địa chỉ website hiệu quả

Lưu ý cài đặt địa chỉ website hiệu quả

 

Ngoài việc đảm bảo địa chỉ website hợp lệ, bạn cũng nên lưu ý cài đặt địa chỉ website hiệu quả, nhằm tăng khả năng thu hút, giữ chân và chuyển đổi khách hàng. Dưới đây là một số lưu ý bạn có thể tham khảo:

  • Nên chọn giao thức HTTPS để bảo mật dữ liệu và tăng uy tín cho website. 
  • Chọn tên miền ngắn gọn, dễ nhớ và nên ưu tiên tên thương hiệu. 
  • Không nên sử dụng các ký tự như dấu gạch dưới, dấu cộng, dấu hỏi, chữ số, dấu chấm … trong địa chỉ website. 
  • Không nên sử dụng tên miền quá dài, khó nhớ vì có thể gây phiền toái cho người dùng khi tìm kiếm. 

Kết luận
Qua bài viết, Vinalink đã giúp bạn nắm được địa chỉ website là gì cũng như các thành phần của một địa chỉ website. Địa chỉ website không chỉ giúp người dùng có thể truy cập vào trang web của bạn một cách dễ dàng và nhanh chóng, mà còn giúp bạn tăng uy tín, khả năng thu hút, giữ chân và chuyển đổi khách hàng. Bạn nên đặt địa chỉ website hợp lệ, hiệu quả và phù hợp với nội dung website của bạn. Hãy đọc thêm các bài viết hữu ích trong Cẩm nang SEO nhé!

Call Zalo Messenger