CẨM NANG  Cẩm nang về Content Marketing

Copywriter là gì? Khám phá ngành nghề và những kỹ năng cần thiết

20:50 | 30/11/2023
Bạn có đam mê viết lách và muốn sử dụng khả năng này để kiếm tiền? Bạn có nghe nói về nghề copywriter nhưng không biết copywriter là gì và cần những kỹ năng gì? Bài viết này Vinalink sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nghề copywriter cũng như những yếu tố cần có để trở thành một copywriter chuyên nghiệp. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Copywriter là gì?

copywriter là gì 1

Copywriter là gì?

Copywriter là người chuyên viết các nội dung quảng cáo, marketing, bán hàng hay thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Copywriter có thể viết cho nhiều loại hình truyền thông khác nhau như website, blog, email, brochure, catalog, poster, banner, video, radio, podcast, …

Mục tiêu của copywriter là tạo ra những nội dung hấp dẫn, thú vị, có sức thuyết phục cao để thu hút sự chú ý và tạo ra hành động mong muốn từ phía khách hàng. Copywriter cần phải hiểu rõ đối tượng mục tiêu của mình, nắm bắt được nhu cầu và mong muốn của họ, cũng như biết cách sử dụng ngôn ngữ và văn phong phù hợp.

2. Phân biệt Content Writer và Copywriter

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm content writer và copywriter. Tuy nhiên, hai loại hình viết này có sự khác biệt rõ ràng về mục đích và phương pháp: 

Content Writer 

Copywriter 

Tập trung nhiều hơn vào mảng sáng tạo nội dung, tăng traffic cho website, landing page. 

Content writer áp dụng hình thức SEO Website là chủ yếu. 

Nội dung được tạo ra thường dài để đạt được mục đích cuối cùng cung cấp cho khách hàng thông tin hữu ích, từ đó tăng uy tín và niềm tin cho thương hiệu. 

Tập trung vào lượng tiếp cận nhiều hơn là nội dung. 

Copywriter áp dụng hình thức Facebook Ads, Google Ads … là chủ yếu.

Mục tiêu mà copywriter hướng đến là thúc đẩy và thuyết phục khách hàng mua hàng.


2. Phân loại công việc của Copywriter

Công việc của copywriter có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Dưới đây là một số cách phân loại phổ biến:

2.1 Theo nội dung viết lách

copywriter là gì 2

Phân loại công việc của Copywriter theo nội dung viết lách

Theo nội dung viết lách, copywriter có thể phân loại như sau:

  • Creative/ Advertising Copywriter: Vị trí này không cần viết quá nhiều, công việc của họ là sáng tạo những Slogan, Tagline, Concept, Storyboard. Công việc này đòi hỏi người làm cần có tính sáng tạo cao và thấu hiểu tâm lý của khách hàng. 
  • Sale Letter Copywriter: Công việc này sẽ làm việc với nhiều từ ngữ, câu từ thuyết phục người đọc, dùng nhiều cho viết bài website và quảng cáo. Sale Letter cần phải có kỹ năng viết tốt và đa dạng từ ngữ.
  • Digital Copywriter: Digital Copywriter thực hiện những công việc như chỉnh sửa, theo dõi các chi tiết của dự án như logo, hình ảnh, nội dung … Họ cần biết cách sử dụng công cụ digital để phục vụ cho chiến dịch Digital Online. 
  • Technical Copywriter: Đây là những người viết các bài liên quan đến chủ đề kỹ thuật. Yêu cầu người làm cần có kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn để đảm bảo bài viết cung cấp những thông tin hữu ích cho khách hàng. 
  • SEO Copywriter: Đây là việc viết các bài viết cho website của doanh nghiệp với mục đích SEO. Một SEO Copywriter có thể viết đa dạng các lĩnh vực khác nhau nhưng cần phải hiểu rõ các yếu tố của nội dung chuẩn SEO và kiến thức cơ bản về SEO. 
  • Publisher/Content Copywriter: Công việc này thường là phân bổ nội dung trên những trang mạng xã hội và trang tin tức. Người Publisher không chỉ cần có kiến thức về sản xuất nội dung cơ bản mà còn cần biết cách lên chiến lược nội dung cho mạng xã hội, trang tin tức. 
  • Inhouse Copywriter (Brand Copywriter): Các công việc chính là viết nội dung, lên chiến lược nội dung để quảng bá thương hiệu. Inhouse Copywriter cần hiểu rõ về sản phẩm, thương hiệu của công ty và hiểu rõ khách hàng mà công ty hướng đến. 

2.2 Phân loại theo nơi làm việc

copywriter là gì 4

Phân loại công việc của Copywriter theo nơi làm việc

Copywriter có thể làm việc tại một doanh nghiệp, một agency hoặc làm freelance (tự do) cho nhiều khách hàng khác nhau.

  • Corporate Copywriter: Đây là những người làm việc cố định cho một doanh nghiệp. Công việc của họ là thực hiện lên ý tưởng, viết nội dung, chiến lược chiến lược quảng bá thương hiệu … để phục vụ cho việc thu hút khách hàng tiềm năng. 
  • Agency Copywriter: Agency là những công ty đóng vai trò như một trung gian triển khai các chiến dịch marketing cho các khách hàng là doanh nghiệp. Copywriter tại Agency sẽ làm những việc liên quan từ lên ý tưởng, viết nội dung quảng quảng cáo, nội dung website … Copywriter làm việc ở Agency có kỹ năng viết đa dạng các thể loại đáp ứng theo yêu cầu của các khách hàng doanh nghiệp.  
  • Freelance Copywriter: Là những người làm tự do, không bị gò bó thời gian làm cố định hay phải đến văn phòng. Freelance Copywriter sẽ thực hiện các dự án cho những khách hàng thuê họ. Tiêu chí quan trọng nhất với freelance là đảm bảo đúng thời gian bàn giao sản phẩm và chất lượng sản phẩm. 

2.3 Theo cấp bậc công việc

copywriter là gì 6

Phân loại công việc của Copywriter theo cấp bậc công việc

Bạn cũng có thể phân loại copywriter theo cấp bậc công việc: 

  • Intern Copywriter: Là những thực tập sinh bắt đầu bước vào nghề. Công việc chính của họ là hỗ trợ các nhân viên chính thức và học hỏi kinh nghiệm từ họ. 
  • Junior Copywriter: Sau khi đã trải qua intern, quen thuộc với các công việc cần làm, bạn sẽ là một junior copywriter và được thực hiện trực tiếp các công việc theo định hướng của cấp trên. Ở vai trò junior, bạn sẽ lên kế hoạch phát triển nội dung, viết bài và chỉnh sửa nội dung, phát triển nội dung cho các phương tiện truyền thông … 
  • Senior Copywriter: Cấp bậc tiếp theo là Senior Copywriter. Ở vị trí này, bạn sẽ làm việc trực tiếp với giám đốc điều hành để tìm ra các giải pháp và định hướng chiến lược nội dung, đồng thời giám sát các nhân viên cấp dưới. 
  • Content Manager: Là người tổ chức và điều hành các công việc liên quan đến nội dung của doanh nghiệp. Bạn sẽ định hướng chiến lược nội dung, lên kế hoạch và phân chia công việc cho các nhân viên cấp dưới. 
  • Content Director: Người content director sẽ chịu trách nhiệm thực hiện lên chiến lược, xét duyệt và trình bày với ban lãnh đạo. Bên cạnh đó bạn cũng sẽ quản lý, đánh giá công việc của các nhân viên. 

3. Những yếu tố cần có để trở thành Copywriter

Để trở thành một copywriter chuyên nghiệp, bạn cần có những yếu tố sau:

3.1 Trình độ học vấn

Trình độ học vấn không phải là yếu tố quyết định để bạn trở thành một copywriter giỏi. Tuy nhiên, nó sẽ giúp bạn có được những kiến thức cơ bản để xác định được hướng viết bài. Bạn có thể học các ngành như truyền thông, báo chí, marketing, ngôn ngữ học … để trở thành một copywriter. 

3.2 Kinh nghiệm

Kinh nghiệm là yếu tố quan trọng để bạn nâng cao kỹ năng viết lách và xây dựng danh tiếng trong nghề. Bạn có thể tích lũy kinh nghiệm bằng cách tham gia các dự án content cho các công ty, khách hàng khác nhau. Bạn cũng có thể tự tạo ra các dự án của riêng mình như viết blog cá nhân, ebook, sách, …

Bạn nên lưu lại những bài viết hay dự án mà bạn đã làm để tạo ra một portfolio (hồ sơ năng lực) cho mình. Portfolio sẽ giúp bạn chứng minh được khả năng và phong cách viết lách của mình với những khách hàng tiềm năng.

3.3 Kỹ năng nghề nghiệp

copywriter là gì 7

Kỹ năng cần thiết của một copywriter 

Ngoài kỹ năng viết lách, bạn cần có những kỹ năng khác để trở thành một copywriter chuyên nghiệp. Đây là một số kỹ năng cần thiết:

  • Kỹ năng nghiên cứu: Bạn cần biết cách tìm kiếm và phân tích thông tin từ các nguồn khác nhau. Khi viết, bạn nên lựa chọn các nguồn tham khảo uy tín, có độ chính xác cao để tránh ảnh hưởng đến nội dung bài viết. 
  • Kỹ năng sáng tạo: Bạn cần có khả năng tạo ra những ý tưởng mới mẻ và độc đáo cho các nội dung mình viết. Kỹ năng sáng tạo cũng sẽ giúp bạn thiết kế được những hình ảnh thu hút, đẹp mắt để tăng thêm giá trị cho bài viết của mình.
  • Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp là một kỹ năng quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ công việc nào. Bạn cần biết cách lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Bạn cũng cần biết cách thể hiện ý kiến của mình một cách rõ ràng, thuyết phục. 
  • Kỹ năng quản lý: Bạn cần có khả năng quản lý công việc của mình một cách khoa học và hiệu quả. Bạn cần biết cách xác định mục tiêu, lập kế hoạch, phân bổ thời gian cho các dự án khác nhau. Kỹ năng quản lý cũng sẽ rất quan trọng khi bạn thăng tiến lên những vị trí cấp cao và cần quản lý các nhân viên cấp dưới.
  • Kỹ năng tối ưu hóa SEO Onpage: Kỹ năng này cũng cần thiết với copywriter đặc biệt là các copywriter chuyên viết nội dung SEO cho website. Kỹ năng này sẽ giúp bạn tạo ra những nội dung tốt nhất cho website và tạo lợi thế để trang web có thể đạt được những thứ hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm.  

4. Mức lương và cơ hội việc làm Copywriter

4.1 Mức lương và môi trường làm việc

copywriter là gì 7

Mức lương và môi trường làm việc 

Mức lương trung bình của copywriter tại Việt Nam giao động từ 10 - 15 triệu mỗi tháng. Với những người mới vào nghề, còn ít kinh nghiệm, mức lương khoảng 6 - 7 triệu/tháng. Với những người đã có nhiều kinh nghiệm, mức lương dao động từ 20 triệu /tháng trở lên. 

Môi trường làm việc của copywriter cũng rất linh động. Copywriter có thể làm việc tại các doanh nghiệp hoặc các agency marketing. Copywriter cũng có thể làm việc tự do ở bất kỳ đâu, không bị gò bó việc lên văn phòng, miễn là đảm bảo được chất lượng và tiến độ công việc.

4.2 Cơ hội nghề nghiệp

Cơ hội nghề nghiệp của copywriter cũng rất rộng mở trong môi trường digital phát triển mạnh mẽ như hiện tại. Bạn có thể làm việc cho các công ty, khách hàng trong nước, quốc tế thuộc các lĩnh vực khác nhau như giáo dục, y tế, du lịch, thời trang, công nghệ, …

Bạn cũng có thể phát triển sự nghiệp của mình từ vị trí intern đến junior copywriter - senior copywriter - content manager - content director. Bạn cũng có thể làm freelance và tự tìm kiếm các khách hàng có nhu cầu. 

Qua bài viết, Vinalink đã giải đáp câu hỏi “copywriter là gì”. Copywriter là một ngành nghề hấp dẫn và thú vị cho những ai yêu thích viết lách và sáng tạo. Copywriter có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau như theo nội dung viết lách, theo nơi làm việc hay theo cấp bậc công việc. Mức lương và cơ hội nghề nghiệp của copywriter cũng luôn rộng mở. Hãy tích lũy kỹ năng và kinh nghiệm ngay từ hôm nay để trở thành một copywriter chuyên nghiệp. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

Call Zalo Messenger