CẨM NANG  Cẩm nang SEO

Seo onpage offpage là gì? Hướng dẫn tối ưu seo onpage và offpage

19:31 | 11/12/2023
Seo Onpage và SEO Offpage là những công việc bắt buộc phải triển khai khi muốn đưa website của mình lên thứ hạng cao hơn trên bảng xếp hạng trong kết quả tìm kiếm. Vậy SEO Onpage và SEO Offpage là gì? Làm thế nào để tối ưu SEO onpage và SEO offpage? Cùng tìm hiểu câu trả lời cùng Vinalink qua những chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!

1. SEO Onpage offpage là gì

SEO OnpageSEO Offpage là hai khái niệm hoàn toàn trái ngược nhau. Tuy nhiên, giữa SEO Onpage và SEO Offpage lại có mối liên hệ vô cùng mật thiết và quan trọng. Sự liên kết và hỗ trợ của 2 hình thức này giúp website của bạn dễ dàng có thứ hạng cao trên bảng xếp hạng trong kết quả tìm kiếm của Google.

SEO Onpage là tất cả những công việc bạn cần làm trên chính website để có thể tối ưu những yếu tố liên quan tới hiển thị, trải nghiệm người dùng. SEO Onpage là quá trình quan trọng trong hoạt động SEO, hoạt động này sẽ giúp website của doanh nghiệp được người dùng đánh giá cao và có lượng traffic ổn định.

Nếu SEO Onpage là hoạt động trên website thì SEO Offpage là tất cả các hoạt động diễn ra bên ngoài website. SEO Offpage bao gồm quá trình xây dựng những đường liên kết chất lượng trỏ về website nhằm nâng cao thứ hạng trên bảng xếp hạng tìm kiếm. 

SEO Onpage offpage là gì

 

2. Lợi ích đạt được khi tiến hành SEO onpage và offpage cho website

SEO Onpage và SEO Offpage chính là các yếu tố quan trọng quyết định kết quả của hoạt động SEO.  Khi quá trình SEO hiệu quả, website của bạn sẽ có thứ hạng cao hơn trên kết quả của bộ máy tìm kiếm. Điều này có ý nghĩa rất lớn và giúp ích rất nhiều cho kế hoạch kinh doanh trên mạng của doanh nghiệp.

  • Dễ dàng tiếp cận với những khách hàng có nhu cầu với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Các từ khóa được tối ưu tỷ lệ chuyển đổi, từ đó gia tăng doanh thu.
  • Nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu.
  • So với chạy quảng cáo, SEO vừa tiết kiệm chi phí vừa mang lại giá trị bền vững và lâu dài hơn.
Lợi ích đạt được khi tiến hành SEO onpage và offpage cho website

 

3. Phân biệt On Page SEO và Off Page SEO

Dựa trên khái niệm về SEO Onpage và SEO Offpage, chắc hẳn bạn đã phân biệt được 2 hình thức SEO trên website này. Website của bạn sẽ được Google đánh giá cao nếu thực hiện tốt được 2 hình thức SEO này. Tuy là 2 hình thức trái ngược nhưng giữa SEO Onpage và SEO Offpage có mối liên hệ vô cùng quan trọng và bổ trợ lẫn nhau, giúp kết quả cuối cùng được tốt nhất. 

Bảng so sánh SEO Onpage và SEO Offpage

SEO Onpage

SEO Offpage

Hoạt động tối ưu tất cả các nội dung có trên website.

  • Nâng cao trải nghiệm khách hàng trên website
  • Tối ưu các yếu tố của trang, bài viết chuẩn SEO

Triển khai các hoạt động liên kết bên ngoài website.

  • Backlink
  • Social Media Marketing
  • Brand Mention
 

Để hiểu rõ hơn về hai hình thức SEO này, cùng Vinalink tìm hiểu những nội dung triển khai chi tiết ở mục nội dung tiếp theo nhé!

Phân biệt On Page SEO và Off Page SEO

 

4. On page SEO : Tập trung nội dung

Như đã chia sẻ, SEO Onpage là hoạt động tối ưu trên chính website. Do đó, khi triển khai SEO Onpage cần chú ý tới: SEO Onpage trang chủ và SEO Onpage các bài viết cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trên website.

On page SEO : Tập trung nội dung


Khi triển khai kế hoạch SEO, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn nâng cao thời gian trên trang của người dùng. Do đó, cần chú trọng tới chất lượng nội dung và những yếu tố giúp Google dễ dàng hiểu được nội dung của bạn. Dưới đây là một số yếu tố sẽ ảnh hưởng tới quá trình SEO Onpage, cùng Vinalink tìm hiểu kĩ hơn nhé!

  • Tối ưu URL

URL là một yếu tố quan trọng và ảnh hưởng khá lớn tới SEO Onpage. Thông thường, một URL được tối ưu ngắn gọn sẽ giúp tăng khả năng lên top của website. Một URL được đánh giá là tối ưu khi có thể đáp ứng được 3 yếu tố sau:

  • URL có chứa từ khóa SEO chính, có lượng search cao nhất..
  • URL ngắn gọn nhưng bao quát được nội dung, độ dài URL dao động khoảng dưới 60 kí tự
  • URL có liên quan đến nội dung triển khai của bạn.
  • Chú ý thẻ title của bài viết.

Thẻ Title sẽ là điều khiến người đọc chú ý đầu tiên trước khi quyết định click vào wbesite, bài viết của bạn. Nếu thẻ title đủ thu hút, hấp dẫn sẽ giúp tăng tỉ lệ click và từ đó nâng cao điểm website. Một thẻ Title khi triển khai cần lưu ý một số yếu tố sau:

  • Title chứa từ khóa cần SEO có lượng tìm kiếm thứ 2.
  • Từ khóa trong title không nên giống 100% từ khóa trong url.
  • Nên tối ưu từ khóa đặt ở đầu title giúp tăng khả năng xếp hạng cao.
  • Title không nên giống thẻ heading 1.
  • Với title của trang chủ. bạn nên đặt theo cấu trúc: Tên thương hiệu - Nội dung của toàn bộ website đang triển khai. VD: Vinalink: Dịch Vụ Digital Marketing | Agency Chuyên Nghiệp.
  • Thẻ Meta Description.

Thẻ Meta Description sẽ là một đoạn mô tả ngắn hiển thị dưới Title khi xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của công cụ tìm kiếm. Một thẻ Meta Description có tối đa 160 ký tự và cần tóm tắt được nội dung của website hay bài viết. Bạn cũng hoàn toàn có thể đặt từ khóa trong thẻ mô tả kết hợp cùng CTA giúp tăng traffic cho website của bạn.

  • Lưu ý các thẻ heading 1, 2, 3.

Các thẻ heading trong bài nên được phân bổ có mục đích và bổ trợ cho tiêu đề chính của bài. Một bài viết nên có ít nhất 3 thẻ heading 2 để đảm bảo bố cục. Đồng thời, khi triển khai heading 3 trong heading 2, hãy đảm bảo đưa ra được ít nhất 2-3 heading 3.  Khi phân bổ các thẻ heading, bạn cũng hoàn toàn có thể đưa các từ khóa phụ để Google dễ dàng hiểu được thông tin và xếp hạng bài viết cao hơn nhé!

  • Phân bổ từ khóa hợp lý.

Khi triển khai bài viết chuẩn SEO, bạn nên chú ý phân bổ từ khóa hợp lí trong bài. Thông thường, mật độ từ khóa trung bình của bài viết dao động khoảng 0.2 - 3%. Trước tiên, hãy đảm bảo được mật độ từ khóa này trong bài để tránh bị Google đánh giá thấp. Không chỉ vậy, hãy đảm bảo nên có từ khóa trong 150 ký tự đầu và 150 ký tự cuối của bài viết nhé!

  • Tối ưu hình ảnh trong bài.

Hình ảnh trong bài viết cũng ảnh hưởng nhiều tới kết quả SEO hay các yếu tố tối ưu SEO. Khi đưa các hình ảnh vào trong nội dung bài, bạn nên chú ý một số yếu tố sau:

  • Đồng nhất hình ảnh về kích thước, khung ảnh, logo thương hiệu.
  • Đặt tên hình ảnh theo từ khóa triển khai.
  • Bổ sung các thẻ Alt cho ảnh.
  • Chú thích hình ảnh mô tả đúng nội dung.
  • Triển khai Internal Link và External Link.

Một bài viết chuẩn SEO được đánh giá là tối ưu khi nó có sự kết hợp của cả Internal link và External link. Internal link sẽ giúp bạn điều hướng người đọc tới các nội dung liên quan trên website của bạn, giúp tăng time on site. Không chỉ vậy, Internal Link còn giúp củng cố cấu trức website, cho các liên kết giữa các trang thêm mạnh hơn. Từ bài viết chuẩn SEO, bạn có thể đi Internal link tới trang chủ, sản phẩm và bài viết liên quan.

Đối với External link, đây là liên kết từ website của bạn tới các URL nằm bên ngoài website. Bạn nên triển khai External link tới các trang uy tín, có độ tin cậy cao để tránh việc bị ảnh hưởng xấu tới hoạt động SEO.

  • Chú ý nội dung trong bài viết.

Sau khi đã tối ưu các yếu tố kể trên, nội dung của bạn cần có UNIQUE khoảng trên 90. Hãy đảm bảo rằng nội dung của bạn có ý nghĩa và cung cấp được thông tin mới nhất mà khách hàng cần. Điều này sẽ giúp bài viết được đánh giá cao hơn và tăng thời gian time on site của người đọc. Đây cũng là một yếu tố giúp website của bạn có cơ hội xếp hạng cao hơn trên bảng kết quả tìm kiếm. 

5. Off page SEO : Xây dựng liên kết và phổ biến domain

Khi đã tối ưu các yếu tố SEO Onpage, chúng ta sẽ triển khai SEO Offpage để bắt đầu phát huy tác dụng của nó. SEO Offpage chủ yếu xoay quanh các hoạt động xây dựng các mô hình liên kết, backlink,...

Backlink hay xây dựng liên kết được đánh giá là kỹ thuật SEO Offpage dễ triển khai, phổ biến và hiệu quả nhất. Hiểu một cách đơn giản, khi có càng nhiều liên kết uy tín dẫn tới website của bạn, website sẽ được đánh giá cao và được Google xếp hạng cao hơn trên bảng kết quả tìm kiếm.

Off page SEO : Xây dựng liên kết và phổ biến domain

 

Được đánh giá là kỹ thuật dễ triển khai và phổ biến nhất. Vậy chúng ta có thể triển khai backlink ở đâu? Cùng Vinalink ghi chú lại một số cách xây dựng backlink đơn giản mà hiệu quả nhé!

  • Các trang blog: người làm SEO hoàn toàn có thể triển khai nội dung tại các blog sau đó trỏ link về website chính. 
  • Bình luận trên các diễn đàn: Nhiều người thường bình luận và để lại link website của họ trên các diễn đàn uy tín.
  • Viết bài trên website: Khi viết bài trong chuyên mục, bạn cũng hoàn toàn có thể đặt backlink quay trở lại website của mình.
  • Trao đổi liên kết: Đây có lẽ là một kỹ thuật khá thú vị tuy nhiên bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng tránh ảnh hưởng xấu tới website. Bạn có thể liên hệ với một số website khác cùng chủ đề và đề nghị trao đổi backlink.

Nếu là một người mới triển khai SEO Offpage và chưa biết bắt đầu triển khai backlink từ đâu, bạn hoàn toàn có thể đi backlink từ các nguồn uy tín và quen thuộc như:

  • Nền tảng Social Media phổ biến như Facebook, Instagram, Twitter, Tumblr, Pinterest, Reddit…
  • Triển khai Social Bookmarking tại: GetPocket, scoop.it, diigo…
  • Triển khai backlink tại các forum có cùng lĩnh vực.
  • Từ những profile có chỉ số DR cao.
  • Các web 2.0 nổi tiếng như wordpress, wix, weebly…

6. On page SEO và Off page SEO – Kiến thức Seo cơ bản

Ở trên, Vinalink đã chia sẻ những hoạt động tối ưu SEO Onpage và SEO Offpage cần thiết khi triển khai hoạt động SEO. Vậy để bắt tay vào triển khai hoạt động SEO, bạn cần nắm được những kiến thức cơ bản nào? 

Với SEO Onpage, quan trọng nhất chính là các yếu tố đánh giá Onpage của website như thẻ Title, Meta Description, URL, … Bạn có thể xem thêm những chia sẻ chi tiết của Vinalink tại SEO Onpage là gì? Bên cạnh đó, những công cụ kiểm tra SEO Onpage cũng vô cùng cần thiết và quan trọng. Dưới đây là một số công cụ giúp bạn kiểm tra các tiêu chí SEO Onpage của website:

  • SEO Quake
  • Screaming Frog
  • WebSite Auditor
  • Google PageSpeed
  • Google Search Console (Webmaster Tools)

Đối với SEO Offpage, các mô hình liên kết và backlink lại là điều mà bạn cần lưu tâm. Hầu hết các hoạt động SEO Offpage đều xoay quanh các mô hình liên kết backlink. Do đó hãy xác định mục đích website của bạn và lựa chọn triển khai mô hình backlink cho phù hợp.

On page SEO và Off page SEO – Kiến thức Seo cơ bản


Qua bài viết, Vinalink đã tổng hợp những thông tin cơ bản nhất về SEO Onpage và SEO Offpage. Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu hơn về hai hình thức SEO này và lợi ích mà chúng đem lại cho hoạt động SEO của doanh nghiệp. Hẹn gặp lại bạn trong những nội dung tiếp theo từ chuyên mục Cẩm nang SEO của Vinalink!

Call Zalo Messenger