CẨM NANG  Cẩm nang SEO

Plugin là gì? 3 Cách cài đặt plugin đơn giản 2024

15:02 | 16/01/2024
Plugin hay tiện ích mở rộng là các phần mềm được thiết kế nhằm hỗ trợ hay tối ưu hóa một số chức năng hay tính năng mới cần bổ sung vào chương trình hiện có. Thông thường, Plugin thường được sử dụng trong các hệ quản trị nội dung - CMS như Wordpress nhằm hỗ trợ mở rộng chức năng của Website mà không cần chỉnh sửa mã lập trình. Vậy làm sao để cài đặt plugin? Cùng Vinalink Media tìm hiểu rõ hơn trong nội dung bài viết sau.

1. Plugin là gì?

Plugin là một phần mềm bổ sung hoặc một mô-đun cung cấp các tính năng hoặc chức năng thêm cho một hệ thống, ứng dụng hoặc phần mềm cụ thể. Phần lớn các plugin được viết bằng ngôn ngữ PHP/ Pythons, một trong những ngôn ngữ lập trình được sử dụng khá phổ biến.

Hiện tại có hơn 59 430 plugins miễn phí trong thư mục plugin của WordPress.com [1], bên cạnh đó còn có hàng nghìn Plugin Wordpress cao cấp được tạo bởi nhiều nhà phát triển phần mềm khác. Tùy thuộc vào nhu cầu hay đặc tính riêng của từng Website mà bạn có thể bổ sung thêm một số Plugin cần thiết.

Plugin là gì?

2. Tại sao phải cài đặt Plugin cho WordPress?

Nhìn chung việc cài đặt Plugin cho WordPress giúp hệ quản trị CMS này bổ sung hay hỗ trợ một số tính năng còn thiếu hay chưa thật sự tối ưu. Việc cài đặt plugin cho WordPress mang lại nhiều lợi ích và cơ hội mở rộng cho website, bao gồm như:

Plugin cho phép bạn thêm các tính năng mới như bảng biểu, SEO, E-commerce, bảo mật, và nhiều hơn nữa mà không cần kiến thức lập trình sâu rộng. Một số plugin còn có chức năng giúp tối ưu hóa trang web cho các công cụ tìm kiếm, từ đó cải thiện vị trí của trang web trên kết quả tìm kiếm (Yoast SEO, Rankmath,...).

Tại sao phải cài đặt Plugin cho WordPress?


Bên cạnh đó còn có một số plugin có thể giúp cải thiện trải nghiệm người dùng trên trang web của bạn, ví dụ như tăng tốc độ tải trang, tạo menu dễ sử dụng, hoặc thêm các tính năng tương tác,... Một số tiện ích được thiết kế để tăng cường bảo mật cho website, bảo vệ chống lại các cuộc tấn công và malware,...

3. Plugin gồm những loại nào?

Có nhiều loại plugin khác nhau và mỗi loại sẽ phục vụ một mục đích cụ thể. Tuy nhiên trong nội dung bài viết này chúng ta chỉ đề cập và tìm hiểu đến một số tiệm ích mở rộng có lượt tải xuống cao hay phổ biến được nhiều khách hàng tin dùng như:

3.1 Nhóm plugin tối ưu

Nhóm Plugin tối ưu bao gồm các plugin giúp cải thiện hiệu suất trang web của bạn. Chúng tập trung vào việc tăng tốc độ tải trang, tối ưu hóa nội dung cho công cụ tìm kiếm (SEO), và cải thiện tổng thể trải nghiệm người dùng. Một số plugin tối ưu phổ biến có thể kể đến như:

  • SEO Plugins: Như Yoast SEO, All in One SEO Pack, giúp tối ưu hóa nội dung và cấu trúc trang web cho công cụ tìm kiếm.
  • Performance Optimization Plugins: Như W3 Total Cache, WP Super Cache, giúp tăng tốc độ tải trang và cải thiện hiệu suất tổng thể của website.
  • Image Optimization Plugins: Như Smush, EWWW Image Optimizer, giúp tối ưu hóa kích thước và hiệu suất của hình ảnh trên website.
  • Database Optimization Plugins: Công cụ giúp tối ưu hóa cơ sở dữ liệu, như WP-Optimize, giúp cải thiện hiệu suất và giảm thời gian tải.
Plugin gồm những loại nào?

3.2 Nhóm plugin bảo mật 

Plugin bảo mật giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ website WordPress khỏi các mối đe dọa an ninh mạng như hack, malware, và các cuộc tấn công DDoS. Việc sử dụng các plugin bảo mật giúp chủ sở hữu website an tâm hơn về an toàn dữ liệu và thông tin người dùng. Các loại plugin bảo mật phổ biến như:

  • Wordfence Security: Một giải pháp bảo mật toàn diện, bao gồm firewall, quét malware, và bảo vệ chống lại tấn công brute force.
  • iThemes Security: Cung cấp hơn 30 cách để bảo vệ website, bao gồm hai yếu tố xác thực và theo dõi sự thay đổi tệp tin.
  • Sucuri Security: Cung cấp tính năng quét malware, phát hiện thay đổi trên website và hỗ trợ nếu website bị hack.
Nhóm plugin bảo mật 

3.3 Nhóm plugins lưu trữ

Plugins lưu trữ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ website khỏi mất mát dữ liệu do sự cố kỹ thuật, hack hoặc lỗi người dùng. Chúng giúp tạo bản sao lưu toàn diện của website, bao gồm nội dung, cơ sở dữ liệu, và cấu hình, giúp khôi phục trang web một cách nhanh chóng và hiệu quả khi cần thiết. Danh sách các nhóm plugin lưu trữ phổ biến bao gồm:

  • UpdraftPlus: Một plugin sao lưu dễ sử dụng, cho phép sao lưu tự động vào nhiều dịch vụ lưu trữ đám mây như Google Drive, Dropbox.
  • VaultPress (Jetpack Backup): Phần của Jetpack, cung cấp giải pháp sao lưu tự động và phục hồi dễ dàng.
  • WP-DB-Backup: Tập trung vào việc sao lưu cơ sở dữ liệu của WordPress, giúp bảo vệ dữ liệu quan trọng của website.
Nhóm plugins lưu trữ

4. Cách tải và cài đặt Plugin cho website Wordpress

Trên thực tế bạn có thể tải và cài plugin cho Website Wordpress bằng nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số hướng dẫn chi tiết về cách cài mới plugin cho Website mà bạn có thể tham khảo:

4.1 Cách 1: Cài đặt trực tiếp từ thư viện plugin của WordPress (thư mục WordPress) 

Cài đặt plugin trực tiếp từ thư viện plugin của WordPress là một cách đơn giản và phổ biến để mở rộng chức năng của website WordPress của bạn. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết các bước mà bạn có thể tham khảo: 

  • Bước 1: Đăng nhập vào bảng WordPress
Cách tải và cài đặt Plugin cho website Wordpress
 
  • Bước 2: Truy cập mục Plugins
Bước 2: Truy cập mục Plugins
 
  • Bước 3: Thêm Plugin mới
Bước 3: Thêm Plugin mới
 
  • Bước 4: Tìm kiếm Plugin, sử dụng thanh tìm kiếm có sẵn để tìm plugin theo tên hoặc chức năng bạn muốn. Bạn cũng có thể duyệt qua các plugin phổ biến, đề xuất, và mới nhất.
  • Bước 5: Cài đặt Plugin, khi tìm thấy plugin bạn muốn cài đặt, nhấn nút 'Install Now' ngay bên cạnh tên plugin.
  • Bước 6: Kích hoạt Plugin, sau khi cài đặt hoàn tất, nút 'Install Now' sẽ chuyển thành 'Activate'.
  • Bước 7: Cấu hình Plugin (nếu cần)

4.2 Cách 2: Cài đặt thủ công từ tệp plugin 

Để cài đặt một plugin WordPress thủ công từ một tệp plugin, bạn sẽ cần tải plugin dưới dạng tệp .zip và sau đó tải lên website WordPress của bạn. Dưới đây là hướng dẫn từng bước:

  • Bước 1: Tải Plugin
  • Bước 2: Đăng nhập vào Website WordPress
  • Bước 3: Truy cập mục Plugin
  • Bước 4: Thêm Plugin mới
  • Bước 5: Tải lên Plugin, trên trang 'Add Plugins', bạn sẽ thấy một nút 'Upload Plugin' ở đầu trang. Nhấp vào nút này → Chọn 'Choose File' và tìm đến tệp .zip của plugin mà bạn đã tải về —> Sau khi chọn tệp, nhấn 'Install Now'.
  • Bước 6: Cài đặt và kích hoạt Plugin
Cách 2: Cài đặt thủ công từ tệp plugin 
 

 

4.3 Cách 3: Cài đặt plugin qua FTP 

Cài đặt plugin WordPress qua FTP (File Transfer Protocol) là một phương pháp hữu ích khi bạn không thể cài đặt plugin trực tiếp từ bảng điều khiển WordPress, ví dụ do giới hạn về quyền truy cập hoặc kích thước tệp. Dưới đây là các bước để cài đặt plugin qua FTP:

Bước 1: Chuẩn bị

  • Tải Plugin: Đầu tiên, tải xuống plugin dưới dạng tệp .zip từ nguồn đáng tin cậy.
  • Giải nén Plugin: Giải nén tệp .zip. Bạn sẽ có một thư mục chứa tất cả các tệp của plugin.

Bước 2: Truy cập Website qua FTP

  • Mở ứng dụng FTP: Mở một ứng dụng FTP như FileZilla, WinSCP, hoặc Cyberduck.
  • Kết nối đến Server: Sử dụng thông tin FTP để kết nối với server web của bạn. Thông tin này thường bao gồm tên host (thường là địa chỉ IP hoặc URL), tên người dùng FTP, và mật khẩu. Thông tin này có thể được tìm thấy trong phần quản lý hosting của bạn hoặc từ nhà cung cấp dịch vụ hosting.
Cách 3: Cài đặt plugin qua FTP
 

Bước 3: Tải Plugin Lên Server

  • Truy cập thư mục Plugin của WordPress: Trong cửa sổ FTP, điều hướng đến thư mục cài đặt WordPress trên server của bạn. Thường thì bạn sẽ tìm thấy nó trong thư mục 'public_html' hoặc 'www'. Sau đó, tìm đến thư mục 'wp-content/plugins'.
  • Tải Plugin lên server: Kéo và thả thư mục plugin mà bạn đã giải nén vào thư mục 'plugins' trên server.

Bước 4: Kích hoạt Plugin trong WordPress ( Tương tự như cách cài đặt thủ công từ tệp Plugin). Sau khi tiến hành cài đặt plugin bạn cần lưu ý một số điểm sau đây:

  • Luôn sao lưu website của bạn trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào thông qua FTP.
  • Đảm bảo rằng plugin tương thích với phiên bản WordPress của bạn.
Kích hoạt Plugin trong WordPress

5. Lưu ý khi cài đặt plugin

Khi cài đặt plugin cho website WordPress của bạn, có một số điểm quan trọng cần lưu ý để đảm bảo rằng quá trình diễn ra mượt mà và không ảnh hưởng đến hiệu suất hoặc an toàn của trang web. Dưới đây là những lưu ý quan trọng:

Chỉ tải plugin từ các nguồn đáng tin cậy như kho plugin chính thức của WordPress hoặc trang web của nhà phát triển uy tín. Bạn nên kiểm tra đánh giá và đánh giá của người dùng khác để đánh giá chất lượng và độ tin cậy của plugin. Tất nhiên cần đảm bảo rằng plugin tương thích với phiên bản WordPress mà bạn đang sử dụng.

Lưu ý khi cài đặt plugin
 

Hãy lưu ý rằng bạn cần phải luôn sao lưu trang web của bạn trước khi cài đặt plugin mới để phòng trường hợp xảy ra sự cố. Kiểm tra xem có xung đột với các plugin hiện tại trên trang web của bạn không. Việc cài đặt quá nhiều plugin có thể làm chậm tốc độ tải trang và gây ra xung đột phần mềm. Nếu bạn không sử dụng một plugin, hãy gỡ bỏ nó để tránh rủi ro bảo mật và giảm bớt tải cho trang web.

Nhìn chung những lưu ý kể trên chính là kinh nghiệm được nhiều SEOer đúc kết và chia sẻ. Vinalink Agency đã tiến hành thu thập cùng như tìm hiểu lại tính chính xác của mỗi vấn đề để có thể tổng hợp lại nhưng ý kiến chính xác nhất.

cài đặt plugin

6. FAQs về Plugin

Tại sao tôi không thể cài đặt được plugin trên website WordPress?

Một số gói hosting WordPress giới hạn việc cài đặt plugin, đặc biệt là các gói hosting miễn phí hoặc giá rẻ. Bạn cần có quyền quản trị viên trên website để cài đặt plugin. Ngoài ra còn có thể có lỗi kỹ thuật, như vấn đề kết nối server hoặc lỗi trong quá trình tải lên plugin hay một số plugin chỉ tương thích với những phiên bản cụ thể của WordPress.

Một website cần sử dụng bao nhiêu Plugin?

Không có số lượng chính xác nên hoặc không nên sử dụng. Tuy nhiên, quan trọng là không làm chậm website hoặc gây ra xung đột phần mềm. Bạn cần chọn plugin dựa trên chất lượng và tính năng cần thiết cho website của bạn hơn là số lượng.

Sử dụng plugin miễn phí có được hỗ trợ không?

Nhiều plugin miễn phí có hỗ trợ hạn chế hoặc không có. Bạn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ thông qua diễn đàn hoặc trang tải xuống plugin. Đôi khi, cộng đồng người dùng plugin có thể cung cấp hỗ trợ thông qua diễn đàn hoặc blog.

Làm sao để chọn Plugin miễn phí và trả phí?

Trước tiên, bạn cần xác định nhu cầu cụ thể của website để chọn plugin phù hợp. Kiểm tra đánh giá của người dùng và đánh giá tổng thể trên thư viện plugin của WordPress. Đối với plugin trả phí, hãy tìm xem có phiên bản dùng thử hoặc demo không để bạn có thể thử nghiệm trước khi mua.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về cách cài đặt plugin chính xác và đúng nhất có thể. Việc chọn plugin nên dựa trên chất lượng, tính năng cần thiết, và khả năng tương thích với website của bạn. Chúc bạn sớm tìm được cho mình plugin thích hợp với nhu cầu của Website của mình.

Call Zalo Messenger