CẨM NANG  Cẩm nang Digital Marketing

Marketing trực tiếp là gì? Đặc điểm và các hình thức marketing

20:16 | 11/03/2024
Marketing trực tiếp (Direct marketing) là một trong những hình thức marketing phổ biến hiện nay, giúp doanh nghiệp thiết lập, duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng đồng thời nâng cao hiệu quả bán hàng. Trong bài viết này, hãy cùng Vinalink tìm hiểu marketing trực tiếp là gì, các hình thức marketing trực tiếp phổ biến hiện nay và quy trình xây dựng chiến lược direct marketing hiệu quả. Cùng bắt đầu nhé!

1. Marketing trực tiếp là gì?

Marketing trực tiếp là gì?
Marketing trực tiếp là gì?

Marketing trực tiếp (tiếng Anh là Direct Marketing) là hệ thống các hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện nhằm thu hút và đo lường tương tác từ các khách hàng trực tiếp. Mục tiêu của marketing trực tiếp là thiết lập, duy trì và phát triển mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng.

Marketing trực tiếp có hai đặc điểm nổi bật là: 

  • Tiếp cận khách hàng một cách trực tiếp thông qua các hoạt động như: gặp gỡ, gọi điện, gửi thư … Thông điệp truyền thông được truyền tải trực tiếp đến với từng khách hàng mà không thông qua bất kỳ bên trung gian nào. 
  • Có thể thu thập các tương tác, phản hồi của khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác. 

2. Các hình thức Marketing trực tiếp

Marketing trực tiếp có nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào phương tiện truyền thông được sử dụng. Dưới đây là một số hình thức marketing trực tiếp phổ biến nhất hiện nay:

2.1 Các phiếu thăm dò khách hàng trực tiếp

Phiếu thăm dò khách hàng trực tiếp
Phiếu thăm dò khách hàng trực tiếp

Một hình thức marketing trực tiếp phổ biến là sử dụng các phiếu thăm dò để thu thập thông tin, ý kiến, đánh giá của các nhóm khách hàng. Các phiếu thăm dò có thể được gửi qua thư, email, tin nhắn, gọi điện thoại trao đổi hoặc được phát trực tiếp tại các điểm bán, sự kiện, trên đường phố ... 

Mục đích của việc sử dụng phiếu thăm dò là để xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng, hiểu rõ hơn cách khách hàng nghĩ về sản phẩm, dịch vụ từ đó những cải thiện giúp đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt nhất.

2.2 Marketing trực tiếp qua thư

Hình thức marketing trực tiếp qua thư
Hình thức marketing trực tiếp qua thư

Marketing trực tiếp qua thư (Direct mail) là việc sử dụng thư để gửi trực tiếp đến khách hàng hiện tại hoặc tiềm năng. Nội dung thư thường bao gồm các thông tin về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hoặc các ưu đãi, khuyến mãi … Ngoài ra, hình thức này cũng được các doanh nghiệp sử dụng để tri ân, gửi lời cảm ơn đến khách hàng, giúp doanh nghiệp xây dựng được hình ảnh tích cực trong tâm trí khách hàng. 

Thư có thể được gửi đến tất cả các khách hàng trong một khu vực hoặc gửi theo danh sách khách hàng có sẵn giúp doanh nghiệp tiếp cận một lượng lớn khách hàng trong thời gian ngắn với chi phí thấp.

2.3 Marketing qua điện thoại

Hình thức marketing qua điện thoại
Hình thức marketing qua điện thoại

Marketing qua điện thoại (Telemarketing) là hình thức marketing truyền thống trong đó doanh nghiệp sử dụng điện thoại để liên hệ trực tiếp với khách hàng nhằm giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, thu thập thông tin, khảo sát ý kiến hay chăm sóc khách hàng. Hình thức này có tính linh hoạt cao, dễ dàng tùy biến trong quá trình tương tác, trao đổi qua lại giữa doanh nghiệp và khách hàng. 

Tuy nhiên, để marketing qua điện thoại đạt hiệu quả, doanh nghiệp cần phải biết cách lập kế hoạch tiếp cận phù hợp, nghiên cứu và sử dụng thông tin khách hàng khoa học. 

2.4 Marketing qua tin nhắn

Hình thức marketing qua tin nhắn
Hình thức marketing qua tin nhắn

Marketing qua tin nhắn (Text Marketing) cũng là một hình thức marketing trực tiếp phổ biến hiện nay, sử dụng dịch vụ tin nhắn SMS để tương tác với khách hàng. Nội dung tin nhắn có thể bao gồm thông tin về chương trình khuyến mãi, mã giảm giá, liên kết đến website, lời nhắc cuộc hẹn hoặc các tin nhắn cá nhân hóa khác. 

Để hình thức này phát huy tối đa hiệu quả, doanh nghiệp đánh giá được thói quen, sở thích, hành vi mua hàng của khách hàng. Thông qua các dữ liệu phân tích doanh nghiệp sẽ tạo ra nội dung tin nhắn mang tính cá nhân hóa cao, phù hợp với từng đối tượng mục tiêu. 

2.5 Marketing qua email

Hình thức marketing qua email
Hình thức marketing qua email

Đây là hình thức tương tự như marketing qua tin nhắn, trong đó doanh nghiệp sẽ sử dụng email để liên lạc với khách hàng nhằm mục đích như giới thiệu sản phẩm/dịch vụ, quảng bá thương hiệu, báo giá, thông báo sự kiện hoặc gửi lời tri ân, cảm ơn đến khách hàng, …

Marketing qua email có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận lượng lớn khách hàng trong thời gian ngắn với chi phí thấp. Doanh nghiệp cũng có thể cá nhân hóa nội dung email để phù hợp với từng đối tượng khách hàng.  

2.6 Marketing trực tiếp tại điểm bán 

Hình thức marketing trực tiếp tại điểm bán
Hình thức marketing trực tiếp tại điểm bán

Marketing trực tiếp tại điểm bán (còn gọi là bán hàng trực tiếp) là hình thức sử dụng nhân viên bán hàng để tiếp cận trực tiếp khách hàng tại các điểm bán như cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại …  Mục đích của hình thức này là để tăng cường sự hiện diện của sản phẩm, tạo ra sự chú ý và thúc đẩy khách hàng mua hàng ngay tại chỗ. 

Bán hàng trực tiếp có thể kết hợp với các hình thức khuyến mãi, tặng quà, trải nghiệm sản phẩm, ... để tăng hiệu quả. Theo đó một số loại hình sản phẩm như: mỹ phẩm, đồ điện tử, thực phẩm, … áp dụng Marketing trực tiếp tại điểm bán sẽ rất phù hợp khi doanh nghiệp có thể cho phép người dùng trải nghiệm sản phẩm trực tiếp tại các điểm bán hàng.

2.7 Tổ chức sự kiện 

Hình thức tổ chức sự kiện
Hình thức tổ chức sự kiện

Đây là hình thức marketing trực tiếp sử dụng các sự kiện như hội chợ, triển lãm, hội thảo … để thu hút sự tham gia của khách hàng, tạo cơ hội để doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, tương tác trực tiếp với khách hàng, thu thập dữ liệu khách hàng và tăng cường nhận diện thương hiệu ... 

Tuy nhiên, để tổ chức được sự kiện thành công doanh nghiệp cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, từ việc lựa chọn địa điểm, thời gian, nội dung, khách mời, … đến việc tính toán ngân sách, nhân sự thực hiện. 

2.7 Marketing qua catalog

Hình thức marketing qua catalog
Hình thức marketing qua catalog

Marketing qua catalog là hình thức doanh nghiệp sử dụng catalog để giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng tiềm năng. Catalog chứa nhiều thông tin chi tiết, được thiết kế chuyên nghiệp giúp doanh nghiệp truyền thông hiệu quả và tạo dựng được thiện cảm trong mắt khách hàng. 

2.8 Marketing trực tiếp trên truyền hình

Hình thức marketing trực tiếp trên truyền hình
Hình thức marketing trực tiếp trên truyền hình

Hình thức này doanh nghiệp sử dụng các kênh truyền hình để quảng bá sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng. Marketing trực tiếp trên truyền hình có thể được thực hiện qua các hình thức như quảng cáo truyền hình, chương trình truyền hình tài trợ, chương trình truyền hình mua sắm … 

Marketing trực tiếp trên truyền hình có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận một lượng lớn khách hàng, tăng cường nhận thức thương hiệu và kích thích nhu cầu mua hàng ngay lập tức. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ phải nghiên cứu rất kỹ để lựa chọn được kênh truyền hình và khung giờ chiếu phù hợp nhất với đối tượng mục tiêu muốn hướng đến. 

2.9 Marketing trực tiếp trên radio, tạp chí, báo

Hình thức marketing trực tiếp trên radio, tạp chí, báo
Hình thức marketing trực tiếp trên radio, tạp chí, báo

Hình thức marketing trực tiếp này doanh nghiệp sẽ sử dụng radio, tạp chí, báo để quảng bá sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng mục tiêu. Khách hàng có thể đặt hàng thông qua số điện thoại miễn phí hoặc phiếu đặt hàng đính kèm theo.

Để hình thức marketing trực tiếp trên radio, tạp chí, báo được hiệu quả, doanh nghiệp không chỉ cần sáng tạo những thông điệp độc đáo, thuyết phục mà còn phải xây dựng được nội dung mà đông đảo quần chúng quan tâm. 

3. Ưu, nhược điểm của Marketing trực tiếp

Marketing trực tiếp có những ưu điểm và nhược điểm như sau: 

3.1. Ưu điểm

Ưu điểm của marketing trực tiếp là: 

  • Giúp gửi thông điệp cá nhân hóa đến từng khách hàng mục tiêu. 
  • Giúp doanh nghiệp xây dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ với cả khách hàng hiện tại và tiềm năng. 
  • Thông điệp không chỉ được cá nhân hóa về nội dung mà còn có thể cá nhân hóa theo hình thức nhận, thời điểm nhận … giúp tăng tối đa hiệu quả của chiến dịch. 
  • Đa dạng hình thức khác nhau giúp doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn được hình thức marketing trực tiếp phù hợp với mục tiêu, ngân sách. 

3.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm trên thì marketing trực tiếp cũng tồn tại một số nhược điểm như:

  • Khách hàng có thể cảm thấy bị làm phiền khi liên tục nhận các email, tin nhắn, cuộc gọi … từ doanh nghiệp. Điều này dẫn đến việc khách hàng có cái nhìn tiêu cực về doanh nghiệp và có xu hướng bỏ qua, từ chối nhận thư, email hoặc các cuộc điện thoại tư vấn. 
  • Khó đạt được hiệu quả cao nếu không có hệ thống dữ liệu khách hàng lớn và không được cập nhật thường xuyên.
  • Marketing qua thư hoặc email tuy linh hoạt nhưng lại dễ gây cảm giác nhàm chán nếu không được đầu tư về hình ảnh, nội dung. 

4. Quy trình 4 bước xây dựng chiến lược Direct Marketing

Để xây dựng chiến lược direct marketing hiệu quả cho doanh nghiệp của mình, hãy tìm hiểu quy trình 4 bước dưới đây: 

4.1. Bước 1: Xác định mục tiêu

Bước đầu tiên bạn cần xác định mục tiêu cho chiến lược direct marketing

Bước đầu tiên là bạn cần xác định mục tiêu cho chiến lược marketing trực tiếp. Mục tiêu có thể là xây dựng, duy trì mối quan hệ với khách hàng, tăng cường doanh số bán hay phân tích thị trường. Xác định mục tiêu rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn hình thức tiếp cận phù hợp và tối ưu được nguồn lực cho chiến lược: 

  • Mục tiêu xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng: Giữ chân khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí lớn so với việc phát triển khách hàng mới. Chính vì vậy, xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng là mục tiêu đối với mỗi doanh nghiệp. Khi khách hàng cảm thấy hài lòng thì họ sẽ có xu hướng quay trở lại mua hàng đồng thời giới thiệu thêm nhiều khách hàng mới cho doanh nghiệp. 
  • Mục tiêu bán hàng và tăng doanh số: Marketing trực tiếp là một trong những công cụ giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng hiệu quả. Bằng cách cung cấp các nội dung hấp dẫn, thông điệp sáng tạo tới khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp có thể bán hàng và chuyển đổi họ thành khách hàng thực. 
  • Mục tiêu phân tích thị trường: Marketing trực tiếp cho phép doanh nghiệp nắm bắt được thị trường, phản ứng của khách hàng, thấu hiểu mong muốn, nhu cầu của khách hàng, … từ đó xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến việc mua hàng, động cơ mua và tiêu dùng của khách hàng. 

4.2. Bước 2: Xây dựng data

Thu thập và xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng
Thu thập và xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng

Sau khi đã xác định được mục tiêu, doanh nghiệp cần xây dựng data - dữ liệu khách hàng - yếu tố không thể thiếu để giúp chiến lược direct marketing thành công. Doanh nghiệp có thể mua dữ liệu từ những đơn vị cung cấp data khách hàng trên thị trường, tuy nhiên độ chính xác và tin cậy của những data này rất khó để kiểm chứng nên có thể dẫn đến không đạt hiệu quả. 

Thay vào đó, doanh nghiệp có thể tự xây dựng data cho mình thông qua quá trình bán hàng, quảng cáo, truyền thông, thực hiện khảo sát … Các thông tin cơ bản cần có như: tên, địa chỉ liên lạc, thu nhập, lịch sử mua bán, sở thích, hành vi, …  Dựa vào những thông tin này mà doanh nghiệp có thể thiết lập các chiến lược marketing trực tiếp phù hợp để tiếp cận với từng nhóm khách hàng khác nhau. 

4.3. Bước 3: Xác định hình thức Marketing trực tiếp

Xác định hình thức Marketing trực tiếp cho chiến lược của bạn
Xác định hình thức Marketing trực tiếp cho chiến lược của bạn

Bước tiếp theo doanh nghiệp cần xác định hình thức marketing trực tiếp. Mỗi một hình thức có những ưu và nhược điểm riêng, doanh nghiệp không nên sử dụng các hình thức một cách tràn lan mà thay vào đó cần lựa chọn hình thức phù hợp với mục tiêu và đối tượng khách hàng hướng đến. Các thông tin thu thập ở bước 2 sẽ là cơ sở để doanh nghiệp có thể lựa chọn được hình thức marketing trực tiếp ở bước này. 

4.4. Bước 4: Đo lường, đánh giá hiệu quả và hiệu chỉnh

Bước cuối cùng là đo lường, đánh giá hiệu quả và đưa ra những điều chỉnh nếu cần thiết. Doanh nghiệp cần đo lường các chỉ số cơ bản như: số lượng khách hàng tiếp cận được, mức độ tương tác, phản hồi của khách hàng, số lượng đơn đặt hàng, doanh thu, chi phí và lợi nhuận … Thông qua các chỉ số này doanh nghiệp có thể đánh giá được hiệu quả của chiến dịch và có những điều chỉnh hợp lý để tối đa hóa hiệu quả trong những giai đoạn tiếp theo. 

Qua bài viết, Vinalink đã giải đáp chi tiết về marketing trực tiếp là gì, các hình thức marketing trực tiếp phổ biến hiện nay đồng thời cũng chia sẻ quy trình 4 bước xây dựng chiến lược direct marketing hiệu quả. Hy vọng qua những thông tin này bạn có thể phát triển chiến dịch marketing trực tiếp cho doanh nghiệp của mình. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

Call Zalo Messenger