CẨM NANG  Cẩm nang Digital Marketing

IMC là gì? Vai trò và những ví dụ thực tiễn về IMC

01:47 | 20/04/2024

IMC - truyền thông tích hợp là một trong những hoạt động marketing giúp doanh nghiệp thu hút người dùng, xây dựng thương hiệu và lan tỏa thông điệp truyền thông trên nhiều phương tiện khác nhau. Trong bài viết này, hãy cùng Vinalink tìm hiểu IMC là gì, các công cụ IMC phổ biến và quy trình lập kế hoạch IMC bạn nhé!

1. IMC là gì?

Khái niệm IMC là gì?

Khái niệm IMC là gì? IMC (tiếng Anh là Integrated Marketing Communication) là quá trình lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động truyền thông marketing một cách tích hợp, có hệ thống nhằm mục đích truyền tải thông điệp nhất quán trên tất cả các kênh truyền thông và quảng cáo.

Theo Armstrong & Kotler, “IMC là những hoạt động truyền thông mang tính phối hợp và gắn bó và chặt chẽ với nhau nhằm chuyển giao một thông điệp rõ ràng, nhất quán và thuyết phục về một tổ chức và những sản phẩm của tổ chức đó.”

Theo Hiệp hội các nhà quảng cáo Mỹ, “IMC là khái niệm về sự hoạch định truyền thông nhằm xác định giá trị gia tăng của một kế hoạch tổng hợp, đánh giá vai trò chiến lược của các thành phần khác nhau trong truyền thông như Quảng cáo, Khuyến mãi, PR, bán hàng cá nhân, Marketing trực tiếp và sự kết hợp các thành phần này để tạo ra một sự truyền thông rõ ràng, đều đặn, hiệu quả tối đa.”

2. Vai trò quan trọng của IMC 

IMC đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong các hoạt động marketing của doanh nghiệp. IMC giúp: 

  • Thu hút người dùng: IMC giúp doanh nghiệp xác định và truyền tải những thông điệp một cách rõ ràng, nhất quán, giúp thu hút người dùng hiệu quả. IMC kết hợp các công cụ truyền thông với nhau cũng giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả truyền thông cao nhất. 
  • Tạo lợi thế cạnh tranh: IMC là công cụ giúp doanh nghiệp gia tăng giá trị thương hiệu, thuyết phục khách hàng tin tưởng vào sản phẩm, dịch vụ, từ đó gia tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. 
  • Xây dựng thương hiệu: IMC giúp xử lý các yếu tố như logo, tiêu đề, nội dung … một cách liền mạch, từ đó tạo dựng hình ảnh cho thương hiệu, giúp tăng khả năng nhận diện và ghi nhớ của thương hiệu trong tâm trí người dùng. 

3. 6 công cụ IMC mà marketer thường sử dụng

Các công cụ IMC mà các nhà marketing thường sử dụng là gì? Cùng Vinalink tìm hiểu chi tiết trong nội dung dưới đây: 

3.1 Marketing trực tiếp (Direct Marketing)

Công cụ marketing trực tiếp trong imc

Marketing trực tiếp (Direct Marketing) là công cụ truyền tải thông điệp một cách trực tiếp đến khách hàng mục tiêu thông qua email, thư từ, gọi điện và bán hàng trực tiếp. Marketing trực tiếp giúp thúc đẩy doanh số, tương tác và thu thập được phản hồi của khách hàng ngay lập tức. 

3.2 Quảng cáo (Advertising)

Công cụ quảng cáo trong imc

Quảng cáo (Advertising) là một trong những công cụ truyền thông phổ biến nhất, trong đó doanh nghiệp cần trả phí để hình ảnh quảng cáo sản phẩm, thương hiệu của mình tiếp cận đến khách hàng mục tiêu. Các kênh quảng cáo phổ biến như Tivi, radio, mạng xã hội … Công cụ này giúp tiếp cận được một lượng khách hàng lớn, gia tăng nhận diện thương hiệu nhưng khó tương tác trực tiếp và nhận được phản hồi từ khách hàng. 

3.3 Public Relation (PR)

Công cụ PR trong imc

Public Relation (PR) là công cụ giúp tạo cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng, giúp khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp. Các hoạt động PR phổ biến có thể kể đến như: họp báo, gây quỹ từ thiện, tham gia các dự án cộng đồng … PR hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp có thiện cảm và xây dựng được hình ảnh tích cực trong tâm trí khách hàng. 

3.4 Khuyến mãi (Sales Promotion)

Công cụ khuyến mãi trong imc

Khuyến mãi (Sales Promotion) là công cụ giúp thúc đẩy hành vi mua hàng của khách hàng. Các hoạt động khuyến mãi như giảm giá, quà tặng, giải thưởng … sẽ giúp gia tăng doanh số nhanh chóng trong thời gian ngắn. Doanh nghiệp có thể áp dụng Sales Promotion với người tiêu dùng cuối cùng để khuyến khích họ ra quyết định mua hoặc áp dụng cho các đại lý, đối tác bán hàng, nhà phân phối … để thúc đẩy họ bán nhiều hàng hơn. 

3.5 Bán hàng cá nhân (Personal Selling)

Hình thức bán hàng cá nhân trong imc

Bán hàng cá nhân (Personal Selling) là hình thức bán mà nhân viên bán hàng sẽ trực tiếp giới thiệu, tư vấn sản phẩm, thuyết phục khách hàng mua hàng và chăm sóc sau bán. Bán hàng cá nhân giúp người bán nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu, phản hồi của khách hàng. Điều này giúp họ hiểu rõ hơn về khách hàng và điều chỉnh thông điệp truyền thông cho phù hợp. 

3.6 Tài trợ (Sponsor)

Công cụ tài trợ trong imc

Công cụ IMC khác được sử dụng phổ biến hiện nay là tài trợ (Sponsor). Đây là hình thức doanh nghiệp cung cấp hỗ trợ tài chính cho các chương trình, sự kiện hay cá nhân, tổ chức … để nhận lại lợi ích trong việc quảng bá thương hiệu. Doanh nghiệp có thể đặt các banner, áp phích, logo sản phẩm … tại bên nhận tài trợ, từ đó gia tăng nhận diện thương hiệu. 

4. Quy trình lập kế hoạch truyền thông Marketing tích hợp

Quy trình lập kế hoạch truyền thông Marketing tích hợp

Quy trình lập kế hoạch truyền thông marketing tích hợp gồm 6 bước như sau: 

Bước 1: Xác định mục tiêu

Điều đầu tiên và quan trọng nhất khi lập kế hoạch truyền thông marketing tích hợp là xác định mục tiêu cho chiến dịch. Mục tiêu cần phải SMART, nghĩa là cụ thể, có thể đo lường được, có thể đạt được, có liên quan đến mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp và cần đạt được trong một thời gian cụ thể. Khi xác định được mục tiêu, bạn sẽ biết hướng đi và biết cách để đạt được mục tiêu đó nhanh nhất với chi phí ít nhất. 

Bước 2: Phân tích khách hàng mục tiêu 

Bước tiếp theo bạn cần làm đó là phân tích khách hàng mục tiêu. Bạn cần phải trả lời được các câu hỏi cơ bản như: Khách hàng mục tiêu chiến dịch bạn hướng đến là ai? Họ có các đặc điểm nhân khẩu học, sở thích, thói quen, hành vi tiêu dùng như thế nào? Họ thường tiếp xúc thông điệp truyền thông qua các phương tiện nào, vào thời điểm nào? Yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định mua của họ …? 

Bạn có thể nghiên cứu khách hàng bằng hai cách: 

  • Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: Bạn có thể phân tích xem đối thủ đang hướng tới đối tượng khách hàng nào, từ đó lựa chọn được đối tượng khách hàng mà mình hướng đến. 
  • Nghiên cứu thực tiễn: Bạn có thể thông qua quan sát thực tiễn, phỏng vấn … để hiểu hơn về khách hàng mục tiêu mà bạn hướng đến. 

Bước 3: Xác định Insight của khách hàng mục tiêu

Thông qua phân tích, bạn cần xác định được insight của khách hàng mục tiêu. Insight là thứ tồn tại trong khách hàng mà có thể ngay cả khách hàng cũng biết, nhưng nhiệm vụ của bạn là cần tìm ra nó và xây dựng chiến dịch truyền thông đánh trúng vào insight khách hàng. 

Bước 4: Đưa ra ý tưởng Big Idea

Big Idea sẽ giúp doanh nghiệp định hướng được các hoạt động cần làm trong kế hoạch truyền thông của mình. Big Idea cần phải sáng tạo, thể hiện được vai trò của thương hiệu, phù hợp với ngân sách và phải đảm bảo giải quyết được vấn đề của khách hàng, đánh trúng vào insight của họ. Một Big Idea đủ tốt sẽ giúp doanh nghiệp thành công trong chiến dịch truyền thông của mình. 

Bước 5: Triển khai kế hoạch

Sau khi đã làm các bước trên, bạn sẽ bắt tay vào thực hiện kế hoạch. Bạn cần xác định rõ: thời gian thực hiện, các công việc cần thực hiện, ngân sách, nguồn nhân lực … Kế hoạch triển khai càng chi tiết, cụ thể thì càng không bỏ sót bất kỳ đầu công việc nào.  

Bước 6: Đánh giá, tổng kết lại kết quả

Bước cuối cùng bạn cần thực hiện là đánh giá, tổng kết lại kết quả của chiến dịch. Đo lường và đánh giá kết quả sẽ giúp bạn biết được rằng mục tiêu đã đạt được hay chưa, còn điều gì chưa đạt được và có thể rút ra được kinh nghiệm gì cho những chiến dịch sau này. 

5. Ưu/Nhược điểm của IMC

5.1 Ưu điểm

Ưu điểm của truyền thông tích hợp imc

Truyền thông tích hợp có những ưu điểm nổi bật như sau: 

  • Nội dung truyền thông xuất hiện ở mọi nơi: Thông điệp của bạn sẽ được lan truyền trên nhiều kênh truyền thông khác nhau, giúp tiếp cận đến nhiều khách hàng, gia tăng độ nhân diện cho thương hiệu. 
  • Tạo ấn tượng mạnh mẽ: Việc sử dụng nhiều kênh truyền thông khác nhau tạo nên sự đa dạng và thu hút, giúp doanh nghiệp tạo ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng.
  • Xây dựng mối quan hệ với khách hàng: Chiến dịch IMC được xây dựng dựa trên góc nhìn của khách hàng mục tiêu, do đó xây dựng mối quan hệ tích cực với khách hàng là một trong những mục tiêu quan trọng. 
  • Tăng hiệu quả marketing: Truyền thông tích hợp giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả của các hoạt động marketing. Doanh nghiệp cũng thuận tiện trong việc đo lường, đánh giá hiệu quả của các kênh truyền thông. 

5.2 Nhược điểm

Tuy nhiên, truyền thông tích hợp cũng có một số hạn chế như: 

  • Khách hàng có thể bị quá tải thông tin: Truyền thông trên quá nhiều kênh khác nhau với tần suất liên tục có thể khiến khách hàng bị quá tải. Họ có thể cảm thấy khó chịu khi liên tục thấy thông điệp, quảng cáo của doanh nghiệp. 
  • Khó khăn khi đo lường ROI: ROI là tỉ số giữa lợi nhuận ròng thu được trên tổng chi phí đã bỏ ra, giúp bạn đánh giá được hiệu quả chi phí của chiến dịch. Tuy nhiên, với các chiến dịch IMC, việc đo lường ROI có thể gặp nhiều khó khăn vì cần tính toán chi phí, lợi nhuận trên nhiều kênh khác nhau, nhiều kênh còn có sự chồng chéo khó tạch bạch hoàn toàn. 
  • Không phải doanh nghiệp nào cũng có thể triển khai: IMC đòi hỏi nhiều nguồn lực và chi phí. Do đó nó không hoàn toàn phù hợp với mọi doanh nghiệp. 

6. Ví dụ thực tế về IMC của thương hiệu đã thành công

Để hiểu hơn về cách các doanh nghiệp đang triển khai chiến dịch IMC, bạn hãy tham khảo hai ví dụ thức tế đã thành công của Vinamilk và Biti's trong nội dung dưới đây: 

6.1 Ví dụ kế hoạch IMC của Vinamilk

Kế hoạch truyền thông IMC của Vinamilk

Kế hoạch IMC của Vinamilk được họ triển khai như sau:
 

Công cụ truyền thông

Quảng cáo

Khuyến mãi

Quan hệ công chúng

Bán hàng cá nhân

Marketing trực tiếp

Đối tượng mục tiêu

Trẻ em, thiếu nhi và phụ huynh là người trực tiếp mua sản phẩm cho con. 

những người đã mua sữa lâu năm và những người mua hàng mong muốn có thêm lợi ích giá khi mua.

Hướng tới những trẻ em nghèo chông gai, chịu học và cộng đồng người tiêu dùng. 

Trẻ em và phụ huynh là người trực tiếp mua sản phẩm cho con. 

Người tiêu dùng thường xuyên trao đổi thông tin trực tuyến và sử dụng các kênh mạng xã hội. 

Mục tiêu truyền thông

Giữ vững điểm khác biệt của Vinamilk trong cộng đồng người sử dụng.

Làm nổi bật sữa của Vinamilk đến với người tiêu dùng. 

Xây dựng hình ảnh tốt đẹp và thể hiện trách nhiệm với xã hội của Vinamilk. 

hiểu sâu hơn về người tiêu dùng và nắm bắt được tâm lý của họ về các sản phẩm của Vinamilk.

Tiếp cận và trao đổi thông tin với người tiêu dùng nhanh và hiệu quả nhất. 

Thông điệp truyền thông

Quảng cáo với thông điệp “sữa tươi nguyên chất 100%”.

Thông điệp “Tuần lễ vàng” hay “mua sắm vàng”. 

Vinamilk luôn lưu tâm và có nhiệm vụ đến người tiêu dùng và xã hội.

Vinamilk luôn lưu ý đến khách hàng.

Vinamilk luôn mong muốn tiếp cận bạn trao đổi nội dung với khách hàng.

Phương tiện truyền thông

Dùng nhiều phương tiện quảng cáo như: phát thanh truyền hình, báo chí, quảng cáo ngoài trời … 

Đẩy mạnh tại các kênh bán hàng offline và online với nhiều hình thức như giảm giá, ưu đãi, đổi quà khi sưu tập được nhiều tem quà,tăng 15% sữa nhưng không đổi giá, giảm 150.000đ và tặng 1 hộp ăn dặm … 

   

Các thiết bị chuyên dụng, hệ thống phần mềm quản lý kinh doanh online. 

6.2 Ví dụ kế hoạch IMC của Biti's

Kế hoạch truyền thông imc của Biti’s

Kế hoạch IMC của Biti’s với chiến dịch “Đi để trở về” cũng được đánh giá là rất thành công và để lại nhiều kinh nghiệm đáng học hỏi. Cùng tìm hiểu chi tiết về chiến dịch này dưới đây: 

 

Mục tiêu chiến dịch

Mục tiêu kinh doanh: Tăng thị phần, quay trở lại cạnh tranh cùng các hãng sản xuất quốc tế tại thị trường nước ta.

Mục tiêu marketing:Tăng người dùng mới, nổi bật đối tượng người sử dụng trẻ

Mục tiêu truyền thông: Tăng độ nhận diện thương hiệu và “trẻ hóa” Biti’s thành nhãn hiệu giày thời trang trẻ trung, năng động.

Insight

Chiến dịch xác định được insight của khách hàng: 

Mùa 1: “Có đi mới có trở về. Đi thật xa, để khám phá, để trải nghiệm, để trưởng thành hơn và trân trọng sự trở về, trân trọng hành trình trở về hơn. Đi thật xa để trở về!”
Mùa 2: “Người trẻ có rất nhiều chuyến đi trong năm nhưng chuyến đi ý nghĩa nhất và được chờ đợi nhất với họ chính là chuyến đi trở về nhà”.

Mùa 3: “Như một lời hẹn của những người trẻ dành cho những người thương yêu nhất, rằng hãy đi cùng nhau trên những hành trình tuyệt vời của tuổi trẻ và hạnh phúc bên nhau trở về”.

Big Idea

“Người trẻ luôn có rất nhiều cuộc hành trình, đi mọi địa điểm, khám phá những vùng đất mới. Và, cuộc hành trình mong chờ và ý nghĩa nhất là hành trình trở về nhà. 

Dù cho là đi đến đâu đi nữa thì Biti’s Hunter luôn đồng hành cùng bạn trên mọi nẻo đường. Mang thiết kế trẻ trung, hoạt bát và chất liệu tốt, bền đẹp, Biti’s Hunter xứng đáng là sản phẩm để bạn tin tưởng lựa chọn.”

Kế hoạch triển khai

Biti’s lựa chọn Sơn Tùng MTP làm product placement để thu hút khách hàng. Sau đó kết hợp các chiến dịch truyền thông đa kênh, ưu đãi, giảm giá để gia tăng khả năng bán hàng. 

 

Qua bài viết, Vinalink đã giải đáp câu hỏi “IMC là gì”, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các công cụ truyền thông tích hợp phổ biến hiện nay. Bạn cũng có thể tham khảo 2 ví dụ thành công thực tế về triển khai các chiến dịch truyền thông tích hợp của Vinamilk và Biti’s để hiểu rõ hơn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

Call Zalo Messenger