CẨM NANG  Cẩm nang Digital Marketing

Chính sách quảng cáo Google về các ngành nhạy cảm: Điều gì cần biết?

18:15 | 30/11/2023
Google là một trong những nền tảng quảng cáo lớn nhất. Tuy nhiên, để thực hiện quảng cáo trên Google, bạn phải tuân thủ một loạt các chính sách và quy định của họ. Đối với những ngành có tính nhạy cảm, việc này trở nên đặc biệt quan trọng và phức tạp. Hãy cùng tìm hiểu về chính sách quảng cáo Google và tại sao bạn cần phải tuân thủ chúng qua bài viết dưới đây nhé!

1. Tìm hiểu về chính sách quảng cáo Google

Google có một tập hợp các chính sách quảng cáo mà tất cả các quảng cáo phải tuân thủ. Mục đích của những chính sách này là đảm bảo rằng quảng cáo trên nền tảng của họ là an toàn, đáng tin cậy và không gây phiền hà cho người dùng. Các chính sách này bao gồm quy định về nội dung quảng cáo, trang đích, trải nghiệm người dùng, và nhiều khía cạnh khác. Việc không tuân thủ chính sách có thể dẫn đến tài khoản quảng cáo bị cấm hoặc đình chỉ.

2. Lý do nên tuân thủ chính sách quảng cáo của Google

chính sách quảng cáo Google

Chính sách quảng cáo của Google giúp bảo vệ công đồng đi đúng hướng

Mỗi nền tảng quảng cáo đều có những quy định và chính sách riêng và Google không ngoại lệ. Tuân thủ chính sách quảng cáo của Google chính là cách bảo vệ thương hiệu của bạn cũng như bảo vệ cộng đồng khỏi tiếp cận đến những phạm trù lệch lạc về mặt luật pháp, chính trị, đạo đức,... Bên cạnh đó cũng giúp thương hiệu của bạn có những hướng đi đúng đắn giúp tối ưu hóa hành trình chuyển đổi trong chiến dịch quảng cáo trên Google.

3. Những sản phẩm bị hạn chế & cấm

Google đã công bố những sản phẩm, ngành hàng được xem xét là nhạy cảm và có những quy định riêng với chúng. Dưới đây là một số ngành hàng, sản phẩm có những quy định riêng phải tuân theo mà Google đặt ra.

3.1 Hàng nhái

Hàng nhái bao gồm những sản phẩm làm giả các sản phẩm chính hãng, khó phân biệt và thường được bán với giá rất rẻ. Vì vậy các mặt hàng có logo, tên thương hiệu nổi tiếng phải được kê khai thông tin đầy đủ để xác nhận là hàng thật hay không. Nếu không đủ bằng chứng về nguồn gốc xuất xứ, các mặt hàng nhái đều bị cấm quảng cáo trên Google.

3.2 Nhóm sản phẩm chăm sóc sức khỏe & thuốc

Không thể bỏ qua những sản phẩm liên quan đến lĩnh vực y tế như thuốc, sản phẩm chức năng,...vì nó liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe con người. 

chính sách quảng cáo Google 2

Các sản phẩm liên quan đến sức khỏe con người phải xem xét chặt chẽ

Các sản phẩm bị hạn chế liên quan đến thuốc như: thuốc kê theo đơn/toa, thực phầm chức năng liên quan đến tăng cân hoặc giảm cân, thuốc điều trị thai sản, sản phẩm chức năng về tình dục,...

3.3 Sản phẩm dịch vụ tài chính & tiền ảo

Các sản phẩm tài chính phải được đảm bảo minh bạch, an toàn khi hiện nay các đối tượng lừa đảo bằng công nghệ ngày càng tinh vi.

3.4 Sản phẩm rượu/ bia/ đồ uống có cồn

Rượu bia và đồ uống có cồn là các sản phẩm trong danh sách đen của chính sách quảng cáo Google, các sản phẩm này không được phép quảng cáo tại Việt Nam. Tuy nhiên, một số quốc gia vẫn cho phép xuất hiện trong chính sách Google Ads với những nguyên tắc khác nhau để quảng cáo có thể xuất hiện. Do vậy nếu bạn đang muốn quảng cáo các sản phẩm này ở thị trường nước ngoài, hãy đọc các quy định quảng cáo của quốc gia đó trước khi triển khai chiến dịch quảng cáo.

3.5 Vũ khí, chất tiêu khiển và thuốc lá

chính sách quảng cáo Google 3
Vũ khí hay thuốc lá đặc biệt nghiêm trọng với cánh cổng an ninh kiểm duyệt Google

Các quảng cáo về vũ khí như súng, đạn, bom, đao, kiếm,... đều không được chính sách quảng cáo Google cho phép xuất hiện ở bất cứ đâu. Các trường hợp liên quan đến vũ khí được phép quảng cáo là các sản phẩm tăng độ an toàn cho vũ khí như: chốt an toàn, khóa súng, lá chắn, áo chống đạn,...

Các sản phẩm liên quan đến thuốc lá đều bị cấm, kể cả thuốc lá điện tử.

4. Những câu từ và nội dung bị cấm

Các câu từ mang tính đả kích, bạo động, phân biệt chủng tộc/ giới tính, gian lận, quấy rối... đều được cấm một cách tuyệt đối và mạnh tay. 

Bên cạnh đó là những nội dung mang tính lách luật bằng cách viết sai cấu trúc từ ngữ như: b.á.n.h.à.n.g, mi3n ph1, faceb00k,... cũng được phát hiện và xử lý mạnh tay.

Những nội dung liên quan đến thương hiệu nổi tiếng, nếu doanh nghiệp quảng cáo không phải chủ sở hữu của thương hiệu đó cũng đều không thoát khỏi “cánh cửa an ninh” Google ads.

Các quảng cáo có nội dung lặp đi lặp lại quá nhiều lần sẽ mang ý nghĩa hối thúc người dùng một cách tiêu cực, vì thế mà chính sách quảng cáo Google cũng không cho phép điều này.

5. Tiêu chuẩn về trang đích - Chính sách quảng cáo Google

Google không chỉ quy định chính sách quảng cáo, mà còn có tiêu chuẩn về trang đích. Điều này đảm bảo rằng trang web mà người dùng được dẫn đến sau khi bấm vào quảng cáo đáp ứng các tiêu chuẩn sau

5.1 Trang web không được chứa phần mềm độc hại

chính sách quảng cáo Google 4

Trang đích website không được chứa các phần mềm độc 

Trang web phải không có phần mềm độc hại hoặc các yếu tố gây nguy hại cho máy tính của người dùng như: Phần mềm tống tiền, vi rút máy tính, mã độc trojan, rootkit, phần mềm an ninh giả , phần mềm gián điệp…

5.2 Trang không được sử dụng kĩ thuật tránh né hệ thống của Google

Google không chấp nhận việc sử dụng kĩ thuật để tránh các hệ thống phát hiện quảng cáo vi phạm chính sách như cố ý sửa đổi nội dung website, dùng DNS động. 

5.3 Website phải có chức năng thanh toán sản phẩm

Nếu bạn quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ có tính chất thương mại, trang web phải có khả năng thanh toán sản phẩm một cách rõ ràng và đáng tin cậy. Có đầy đủ thông tin, hình ảnh sản phẩm, chính sách đổi trả và bảo hành.

5.4 Trang đích thuộc nhóm sản phẩm bị cấm quảng cáo Google

Nếu sản phẩm của bạn thuộc các ngành bị hạn chế hoặc cấm, trang đích cũng phải tuân thủ các quy định tương ứng. Một số hình thức bị cấm quảng cáo có thể kể đến như:

  • Cam kết hiệu quả, vĩnh viễn, 100%
  • Website trung gian, buộc người dùng phải truy cập đến website khác
  • Trang web đang bảo trì hoặc ngưng hoạt động.
  • Web yêu cầu người dùng cung cấp thông tin nhạy cảm 

6. Nên làm gì nếu tài khoản Google bị cấm?

Nếu tài khoản Google Ads của bạn bị cấm, đừng quá lo lắng, hãy tìm hiểu nguyên nhân mà Google thông báo để tìm cách khắc phục, đồng thời gửi yêu cầu để Google xét duyệt lại nếu bạn nhận thấy bạn không phạm phải quy định từ chính sách Google Ads. 

chính sách quảng cáo Google 5

Gửi yêu cầu xét duyệt nếu quảng cáo bị cấm khi không vi phạm

Nếu tài khoản của bạn bị vô hiệu hóa vĩnh viễn, không thể khôi phục vì quá phức tạp. Hãy tạo một tài khoản mới và tuân thủ theo những nguyên tắc từ chính sách quảng cáo Google hoặc tìm đến những đơn vị uy tín để cùng tìm ra hướng giải quyết tốt nhất cho tài khoản của bạn.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về chính sách quảng cáo Google cho các sản phẩm mang yếu tố nhạy cảm. Để cập nhật thêm những kiến thức liên quan đến Digital Marketing nói chung và Google Ads nói riêng, vui lòng liên hệ với chúng tôi
Call Zalo Messenger